Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thi công lắp đặt các sản phẩm cửa, chúng tôi nhận thấy rằng, để có những bộ cửa đạt chuẩn & hoạt động ổn định, ngoài chất lượng của sản phẩm khi xuất xưởng (nguyên liệu tốt, công nghệ gia công tiên tiến, tay nghề kỹ thuật cao) thì bên cạnh đó có một yếu tố rất quan trọng đến từ Khách hàng đó là CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Ô CHỜ LẮP ĐẶT. HDT GROUP sẽ đề cập đến các vấn đề dưới đây để Quý Khách dễ hình dung và tổ chức khâu Xây trát Ô chờ hiệu quả:

  1. Ô chờ đạt chuẩn
NỘI DUNG NẾU KHÔNG ĐẢM BẢO
1.        Số đo giống nhau ở các cạnh:

CÁCH KIỂM TRA ĐỘ SAI SỐ:

· Sai số chiều rộng: ΔW=Max – Min (W1,W2,W3)

· Sai số chiều cao: ΔH =Max – Min (H1,H2,H3)

· Sai số đường chéo: ΔX=Max – Min (X1,X2)

TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN SAI SỐ CHO PHÉP:

                 ΔW, ΔH, ΔX ≤ 12mm

– Khe hở các cạnh không đều nhau nên bơm keo silicon trám khe hở không đều, không đẹp.

Nếu đường chéo không bằng nhau (ô chờ có thể là hình bình hành) thì có thể không lắp được cửa.

– Việc đục phá ô chờ hoặc phải trám thêm vữa là điều có thể xảy ra.

2.        Xây viền xung quanh ô chờ bằng gạch đinh (gạch đặc) hoặc bê tông. Mục đích là để Vít lắp đặt liên kết Cửa vào Ô chờ một cách chắc chắn. – Nếu viền xung quanh ô chờ xây gạch lỗ thì xác suất bắn vít lắp đặt vào lỗ rỗng rất cao, ảnh hưởng lớn đến sự chắc chắn của Cửa.
3.        Có biện pháp gia cố bên trong (có thể là Sắt hộp) nếu bề mặt ô chờ hoàn thiện là Thạch cao, ván gỗ, vật liệu không có khả năng chịu lực – Nếu Cửa được lắp vào các vật liệu không có khả năng chịu lực thì khi đóng mở hay bị rung, thậm chí có nguy cơ phá hỏng cả ô chờ nếu trọng lượng cánh cửa lớn.
4.        Nền nhà phải phẳng tại vị trí lắp đặt cửa đi mở quay.

Yêu cầu kỹ thuật: Cửa đi phải luôn được lắp thẳng đứng & song song mặt đất.

– Nếu nền nhà bị dốc hoặc nhô cao cục bộ, thì khi cánh cửa mở có thể bị chạm vào các điểm nhô cao, tạo cảm giác giống như cánh cửa bị sệ.
  1. Một số lưu ý khác
  2. Nếu ô chờ không đảm bảo yêu cầu phục vụ việc lắp đặt thì việc đục phá, tô trát bù thêm, gia cố tăng cứng … thực tế không thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà cung cấp cửa. Trường hợp bắt buộc nhà cung cấp cửa phải can thiệp vào quá trình xử lý lại ô chờ thì có thể tiềm ẩn một số rủi ro, ảnh hưởng tới kết cấu ngôi nhà (nếu liên quan đến dầm, cột, lanh tô, sàn bê tông …) hoặc ảnh hưởng đến các hạng mục quan trọng khác như: đường ống nước, dây điện đi ngầm trong tường, sơn bả, ốp đá, gờ chỉ trang trí … do đó tốt nhất Khách hàng nên kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến Ô chờ theo Hướng dẫn ở Mục I.
  3. Việc kiểm soát độ chính xác ô chờ có khó không?

Điều này hoàn toàn dễ dàng, chủ đầu tư chỉ cần đưa những tiêu chuẩn ở Mục I cho nhà thầu xây dựng phần thô để họ có thể hướng dẫn công nhân tô trát đạt chuẩn. Thực tế là các nhà thầu xây dựng rất mong muốn tạo ra ô chờ chính xác để tránh phải đục phá sau này.

  1. Lắp cửa ở giai đoạn nào là tốt nhất?

Sau khi kiểm soát tốt độ chính xác của ô chờ, thời điểm tốt nhất để lắp đặt đó là khi Công trình đã sơn bả hoàn thiện, sẽ tránh được sự gián đoạn khi thi công, chồng chéo giữa các nhà thầu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng bộ cửa (đỡ bị va chạm móp méo, xây xước bề mặt sơn, hỏng hóc phụ kiện, làm vấy bẩn lên cửa …).

Cuối cùng, với mong muốn của mình, HDT GROUP  hy vọng tất cả những ngôi nhà trên đất nước Việt Nam sẽ có được những bộ cửa đẹp & đạt chuẩn, xứng đáng với tâm huyết của gia chủ khi xây dựng tổ ấm cho gia đình!

Chúc Quý khách có một ngôi nhà ưng ý!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *